Ổi dễ trồng, mau cho trái, cho hiệu quả kinh tế cao thường được chọn trồng xen trong vườn hoặc chuyên canh, thường bị nhiều dịch hại tấn công, trong đó có bọ rầy phấn trắng.
Bài viết này giúp hiểu hơn về tác hại của rầy phấn trắng và biện pháp phòng trừ rầy phấn trắng trên cây ổi.
Tác hại của rầy phấn trắng trên cây ổi
- Rầy phấn trắng là gì?:
Những năm gần đây diện tích trồng cây ổi tăng khá cao ở ĐBSCL. Nhiều giống ổi ngon như ổi nữ hoàng, ổi tím, ổi không hạt, ổi Đài Loan,… cho hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng.
Cây ổi thường bị nhiều dịch hại tấn công, trong đó, rầy phấn trắng đang là dịch hại khá phổ biến, gây gây hại khá nặng trên cây ổi, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái, làm giảm giá thành, giảm nguồn thu nhập của nông dân.
Rầy phấn trắng có tên khoa học Aleurodicus dispersus, thuộc họ Aleyrodidae. Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5- 2mm, có hai cặp cánh trắng, râu đầu ngắn. Rầy non có những tua trắng phủ đầy cơ thể. Rầy phấn trắng đẻ trứng ở mặt dưới lá, rải rác thành vòng tròn hình xoắn ốc và được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn, mỗi vòng xoắn có khoảng 15 – 25 trứng. Trứng dài khoảng 0,5 mm. Sau khi đẻ khoảng một tuần lễ trứng nở ra rầy non. Giai đoạn rầy non gồm 4 tuổi và kéo dài khoảng 1 tháng.
- Tác hại:
Rầy non tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, các tua sáp này đã tạo mặt dưới của lá một lớp bông phấn màu trắng. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung ở mặt dưới lá chích hút nhựa. Chúng bám trên đọt non, lá non, trên trái (nhất là những trái còn non) làm cho đọt non, lá non bị quăn queo, trái non có thể bị rụng. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái ổi.
Ngoài ra, chất thải của rầy phấn trắng chứa chất đường mật là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm diện tích quang hợp của lá, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Rầy phấn trắng có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, ruồi ăn thịt, bọ cánh lưới, bọ rùa trắng, nấm ký sinh…
Biện pháp phòng trừ rầy phấn trắng trên cây ổi
- Không nên trồng ổi quá dầy, thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tược nằm khuất trong tán lá, cành già không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi sinh sống cộng sinh với rầy phấn trắng.
- Dùng máy bơm nước có áp suất cao phun mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rầy đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rầy.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái.
Lưu ý: Ổi là lọai trái cây ăn tươi và trên cây có nhiều giai đoạn trái lớn, nhỏ hoặc đang ra hoa, do đó trước khi phun thước bảo vệ thực vật cần bao trái, để tránh ảnh hưởng đến trái ổi
CÔNG TY BAO BÌ AN KHANG chuyên sản xuất xốp bao ổi, và phân phối các dòng thuốc bảo vệ thực vật
Tham khảo xốp bọc ổi: Xốp lưới bọc ổi
Hotline: 0344873119 Zalo: 0344.873.119
Địa điểm bán lẻ:
- Tại miền bắc: Tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh; Tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
- Tại miền Trung:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận,Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- TẠI Miền nam : Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu , Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ
BẢO VỆ NÔNG SẢN NHÀ NÔNG