Biện pháp “cứu” cây ổi sau mưa bão

Cây ổi ra trái non

Cây ổi là cây trồng được nhiều người dân ưa chuộng, bởi cây cho năng suất cao và là loại quả được nhiều người dân ưa thích. Tuy nhiên, vào những tháng mưa nhiều, đặc biệt là vào tháng 5 đến tháng 8 thời tiết thay đổi, có cả bão. Cây rất dễ bị ngộ độc nước và bị sâu bệnh hại tấn công nhiều.

Vậy làm thế nào để đưa biện pháp “cứu” cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão? Biện pháp ” cứu” cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão là gì? Chăm sóc cây ổi sau mùa mưa bão? Sử dụng thuốc gì để phục hồi lại cây ăn quả bị ngập úng? Vườn ổi bị ngộ độc cần xử lý những gì?… Rất nhiều những câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề chăm sóc vườn ổi bị ngộ độc.

1. Biện pháp cơ giới tác động đến cây ổi

Để đảm bảo được vườn được vườn ổi sau mưa bão không bị ngộ độc bạn cần có những biện pháp chăm sóc sau:
  1. 1: Thứ nhất: Tạo rãnh thoát nước nhanh:
    • Trước khi mưa bão kéo đến và sau khi mưa bão người trồng cần tạo rãnh thoát nước tốt cho cây. Kiên cố đê bao để phòng mưa lũ kéo mạnh và gây ra hiện tượng sạt lở đất.
    • Sau khi mưa cần đào thêm đường rãnh để thoát nước cho cây được nhanh chóng, có thể sử dụng máy bơm để bơm cạn nước trong vườn được nhanh hơn nếu vườn bị ngập cao. Khi bơm tát phải đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt vườn tối thiểu 0,6 m. Hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn tránh làm cho cây bị lay động gốc, làm cho đất ít kết chặt lại.
  1.  1: Thứ hai: Dọn vệ sinh vườn:
    • Trong mỗi đợt mưa bão thường kéo theo những rác thải vào vườn, đồng thời lá cây và các cành bị gãy rụng làm mất vệ sinh khu vườn, còn là nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh hại. Chính vì vậy, cần dọn sạch khu vườn để cho khu vườn được thông thoáng và loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
    • Hạn chế được tình trạng sâu bệnh tấn công vườn ổi.
  1. 1: Thứ ba: Chủ động phòng sâu bệnh hại cho vườn ổi
    •   Để hạn chế được sâu bệnh hại vườn ổi, sau mỗi đợt mưa bão cần có biện pháp phòng sâu bệnh hại cho vườn cây. Cần chú ý các loại sâu hại quả và đặc biệt là các loại bệnh do nấm gây ra như bệnh thán thư, bệnh thối rễ, ruồi đục trái,…
    •  Đối với các nấm bệnh tấn công thì chủ yếu ở các cành lá non và phát triển từ các cành yếu, cành già cỗi. Vì vậy, cần cắt tỉa những cành già, cành yếu, cành gãy trên cây để tạo độ thông thoáng cho cây, tránh phát sinh ra bệnh. Bên cạnh đó cần xử lý các cành mang đi tiêu hủy và phun các loại thuốc phòng nấm bệnh có gốc đồng hoặc dung dịch booc-đô để phòng bệnh trên vườn.
    •  Để cây có thể khỏe mạnh thì bạn cần khắc phục tình trạng bộ rễ cây, giúp bộ rễ khỏe mạnh. Lúc này để bộ rễ không bị tấn công bởi các loại sâu bệnh hại như bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ thì bạn nên rải vôi xung quanh gốc cây ổi và quét vôi lên trên gốc ổi cao 1-1,2m từ mặt đất lên. Làm như vậy để tránh tình trạng sâu bệnh hại bộ rễ và còn giúp khử chua đất.

khơi thống rãnh thoát nước

2.  Biện pháp “cứu” cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão

2.1. Bón phân cho cây ổi

    • Việc bón phân cho cây sau mưa lũ là rất hạn chế, tuy nhiên sau khi nước rút và đất mặt xung quanh gốc cây ổi đã khô ráo thì bạn có thể tiến hành bón phân cho cây ổi.

Lúc này bạn nên chọn lựa loại phân giúp cho bộ rễ nhanh phục hồi cho cây, bạn nên chọn các loại phân hàm lượng kali humate cao như kali humate 09F, Kali Humate 02S, Humate Crystal…

Khi sử dụng các dòng Kali Humate  có tác dụng giúp cải thiện lại bộ rễ cây phát triển và phục hồi bộ rễ do bị ngộ độc thuốc hoặc mưa bão.

Bón phân cho cây

Thực hiện các biện pháp để phục hồi vườn ổi sau mưa bão

 

    • – Giúp cải thiện được sinh lý học thực vật của cây. Đối với các vùng đất bị xâm nhập mặn sử dụng K- Huamte được xem như là một sự lựa chọn không thể bỏ qua vì có thể giảm được độ mặn trong đất.

Sử dung K-Humate có thể nâng cao khả năng giữ và hấp thụ phân bón và ổn định được pH trong đất.

    • – Một tác dụng nữa không thể bỏ qua khi nói đến K-Humate đó chính là: Tăng dược sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất thuận như: nóng rét, hạn, úng, chua, phèn, ngộ độc dinh dưỡng, ngộ độc thuốc BVTV….
    • – Ngoài ra, Kali Humate còn có khả năng hấp thụ qua lá, giúp cây tăng cường được sự quang hợp của cây do K-Humate có khả năng kích thích được hoạt động các men tham gia trong quá trình quang hợp.
    • – Đối với cây ổi bạn nên phục hồi bộ rễ cây trước để có thể giúp bộ rễ khỏe mạnh và hấp thụ phân bón tốt nhất.

Khi cây đã xanh tốt trở lại lúc này bạn nên bón phân cho vườn ổi, sử dụng các dòng phân có hàm lượng lân cao.

Sử dụng các loại phân hữu cơ bón cho cây lúc này là hợp lý nhất, để cây có thể giúp cây nhanh hấp thu dinh dưỡng và không bị yếm khí cho đất trồng.

2.2. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Cytokinin DA6 để giải độc cho vườn ổi

    •  Cytokinin DA6 là một chất điều hòa sinh trưởng được nhiều người biết đến như một chất giải độc cho cây trồng khi cây bị ngộ độc do sử dụng thuốc quá nhiều hoặc khi cây bị chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, mưa bão,…
    • – Cytokinin DA-6 là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật phổ rộng có thể làm tăng được làm lượng chất diệp lục protein và axit nucleic trong thực vật, tăng tốc độ quang hợp, tăng chuyển hóa carbon và nitơ trong thực vật (C/N), tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, và điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể. Qua đó cải thiện khả năng chống lạnh và chống hạn của cây.
    • – Với ưu điểm nối bật là tan được hoàn toàn trong nước, sử dụng dễ dàng sử dụng cho được tất cả các loại cây trồng khác nhau, từ cây ăn quả, ăn lá, cây công nghiệp.
    • – Sử dụng Cytokinin DA6 đúng theo hàm lượng của nhà sản xuất đưa ra và đúng kỹ thuật được các kỹ thuật tư vấn sẽ giúp cho cây nhanh phục hồi hiệu quả. Đối với cây ổi nên sử dụng 10-16mg pha với 1 lít nước sạch phun cho cây, khi cây đã được hồi xanh hoặc sau khi sử dụng phân Kali Humate 7-10 ngày thì phun. Khi sử dụng Cytokinin DA6 phun cho cây ổi nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cây có thể hấp thu tốt nhất.

Cây ổi là loại cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công và chịu ảnh hưởng nhiều, chính vì vậy để cây nhanh phục hồi cần xử lý kịp thời cho cây. 

CÔNG TY BAO BÌ AN KHANG CHUYÊN PHÂN PHỐI PHÂN BÓN CHO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG

Hotline :0344873119

Địa điểm bán lẻ phân bón: Siêu to trái, Vua chồi, Bo Canxi

  • Tại miền bắc: Tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,

Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh; Tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

  • Tại miền Trung:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận,Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

  • Tại Miền nam : Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu , Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang,

Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ